Học tập liên tục và Văn hóa học tập liên tục (Continuous learning culture) được coi là một trong những nền tảng vững chắc cho 1 doanh nghiệp vững mạnh, dám đổi mới, dám thử thách.
Văn hóa học tập liên tục (Continuous learning culture) là gì?
Định nghĩa Văn hóa học tập liên tục hiểu đơn giản là tập hợp các giá trị thực tiễn làm nên một môi trường có thể khuyến khích nhân sự, liên tục nâng cao kiến thức, năng lực.
Học tập không dừng lại khi ta tốt nghiệp, có được một vị trí hay công việc tốt, mà học tập là cải thiện bản thân suốt đời, liên tục học hỏi những điều mới và thích nghi với những thay đổi đang diễn ra.
Đó chính là sự khác biệt giữa người bình thường và 1% người thành công nhất trên địa cầu.
Khi tất cả nhân sự học tập, thì toàn bộ doanh nghiệp sẽ tăng hiệu suất và đổi mới hiệu quả.
Một công ty có văn hóa học tập liên tục sẽ đầu tư vào việc học tập và cung cấp cơ hội cho sự phát triển của nhân viên. Nhằm cải thiện hiệu suất tổng thể và nâng cao kỹ năng.
Những con số biết nói
Theo nhiều số liệu đo lường từ các chuyên gia, hiệu quả có được từ việc xây dựng Văn hóa học tập liên tục (Continuous learning culture) lâu dài trong 1 tổ chức, đều mang đến những lợi ích không nhỏ:
40%
nhân viên ít có cơ hội học tập sẽ rời công ty trong năm đầu tiên.
94%
nhân viên sẽ gắn kết hơn với công ty nếu ban lãnh đạo đầu tư phát triển nghề nghiệp và kỹ năng nhân viên.
46%
số nhân viên cho rằng không có cơ hội học hỏi phát triển là lý do để họ cảm thấy chán nản trong công việc, và mất động lực cống hiến.
(Nguồn: Edume, Upskillist, LinkedIn)
Kết quả trên được tổng hợp từ 3 triệu cuộc khảo sát người lao động. Các con số chỉ ra rằng “cơ hội học tập và phát triển” là yếu tố quan trọng thứ hai trong việc xác định sự gắn kết lâu dài của nhân viên đối với công ty.
Văn hóa học tập liên tục giúp nâng cao tay nghề và kỹ năng, cho phép mỗi cá nhân có thêm cơ hội khẳng định bản thân và có tiếng nói trong tổ chức, cũng là thang cao nhất trong “Tháp nhu cầu của Maslow”.
Nhu cầu thể hiện bản thân (self – actualization), muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn và được công nhận là thành đạt có được từ kiến thức học hỏi và ứng dụng được.
Deloitte (doanh nghiệp kiểm toán có tiếng) cũng công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng những tổ chức, công ty có văn hóa học tập tích cực đều gặt hái thành công:
- Có khả năng đổi mới cao hơn tới 92%.
- Có nguồn nhân lực làm việc hiệu quả hơn tới 37%.
Lợi ích của Văn hóa học tập liên tục
Như đã nói ở trên, Văn hóa học tập liên tục mang lại lợi ích to lớn không thể đong đếm, là nền tảng để phát triển bền vững.
- Giúp lấp đầy những khoảng trống về kỹ năng, tăng khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh thay đổi. Đáp ứng những kỹ năng mới cần có phát sinh.
- Tăng hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên, từ đó tăng lợi nhuận và doanh thu cho tổ chức, công ty.
- Kiến tạo môi trường làm việc tổng thể nâng cao, thú vị hơn, qua đó thúc đẩy sáng tạo.
- Tăng cường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, doanh nghiệp, giữ chân nhân tài, tránh “chảy máu chất xám”, đầu quân cho đối thủ.
Xây dựng Văn hóa học tập liên tục tại công ty, tổ chức là cần thiết
Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với 02 vấn đề cấp bách:
Một là tốc độ tăng trưởng công nghệ tiến bộ theo cấp số nhân. Hai là kỳ vọng tăng tương đương của thế hệ trẻ.
Tốc độ thay đổi công nghệ chóng mặt đến phi mã hơn nhiều so với trước đây, dẫn đến nhiều đổi mới, chuyển đổi và gián đoạn xảy ra có thể đào thải bạn khỏi thị trường, hoặc sụp đổi nền kinh tế trong một hiệu ứng domino suy thoái.
Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhanh nhẹn đổi mới để thích ứng theo kịp tốc độ thay đổi. Giải pháp tốt nhất là văn hóa học tập không ngừng và thích ứng nhanh.
Trong đó các doanh nghiệp khuyến khích nhân viên học hỏi liên tục, nâng cao kỹ năng liên tục, đào tạo lại kỹ năng liên tục, chấp nhận rủi ro và thách thức hiện trạng mà vẫn đảm bảo tính ổn định và dự đoán tương lai.
Các nhà lãnh đạo tập trung vào tầm nhìn và chiến lược chung, cùng với việc cho phép các thành viên tổ chức phát huy tối đa tiềm năng của họ.
Điều đáng nói là nhu cầu ngày càng tăng về yêu cầu nghề nghiệp đáp ứng của các thế hệ trẻ. Phần lớn Gen Z được hỏi tin rằng học tập là chìa khóa thành công trong sự nghiệp của các bạn trẻ.
Do đó, các công ty có văn hóa học tập liên tục có lợi thế trong giữ chân những nhân tài hàng đầu.
Làm gì để xây dựng Văn hóa học tập liên tục trong công ty, tổ chức?
Trong văn hóa học tập liên tục, nhân viên được trao quyền để chịu trách nhiệm trong lộ trình phát triển nghề nghiệp chính bản thân.
Được trao cơ hội, chủ động tìm kiếm kiến thức và kỹ năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong vị trí, vai trò của họ và hơn thế nữa, trong những công việc thăng tiến tiềm năng.
Ngược lại, tổ chức, công ty sẽ cung cấp các nguồn lực, tài nguyên và các hỗ trợ cần thiết để tạo ra điều kiện thuận lợi. Sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng chính là đầu tư cho tương lai của chính tổ chức. “Trồng cây ắt có ngày hưởng trái ngọt”.
Đầu tư vào đào tạo nhân viên
Việc ưu tiên học tập phát triển cần được bắt nguồn từ các cấp lãnh đạo. Để thực sự trở thành văn hóa của cả một tổ chức, ban giám đốc phải nghiêm túc, tích cực tham gia.
Đặt mục tiêu học tập cụ thể
Cần đặt mục tiêu học tập cụ thể nếu không muốn việc học tập tại tổ chức trở nên mơ hồ, mất thời gian mà không đạt hiệu quả áp dụng.
Khuyến khích hợp tác học tập
Các thành viên trong nhóm chính là nguồn lực và cộng đồng học tập tốt và hiệu quả nhất. Các cấp quản lý, ban lãnh đạo cần hiểu được điểm mạnh, yếu của từng nhân sự để nuôi dưỡng động viên khuyến khích mọi người sẵn sàng chia sẻ.
Chuẩn bị thời gian và nguồn lực
Học tập không nên là một phần việc thêm vào so với các công việc bình thường của nhân viên để đánh giá KPI. Điều đó chỉ làm họ cảm thấy thêm gánh nặng và áp lực. Việc học tập cần có kế hoạch thời gian riêng, song song với các hoạt động khác của tổ chức và đảm bảo không làm ảnh hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu và thời hạn của các mục đích kinh doanh khác.
Khuyến khích sự đối mới
Nhà quản lý không nên đi hỏi ý tưởng của từng nhân viên, ép họ suy nghĩ những cái mới, mà là khéo léo tạo cho họ có cơ hội được sáng tạo, thử nghiệm, thất bại và học hỏi từ thất bại. Sự quản lý vi mô (micromanagement) là kẻ thù của sự sáng tạo. Đội ngũ chỉ có thể có ý tưởng hay nếu được thoải mái trải nghiệm những điều mới mà bị soi xét bởi những quy trình kiểm duyệt khắt khe nghiêm ngặt của cấp trên.
Đưa ra phản hồi tích cực
Đây là kỹ năng mà các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, trưởng bộ phận nên được đào tạo phát triển để tạo ra môi trường làm việc sẵn sàng chia sẻ, không sợ sai lầm.
Đưa học tập thành một phần công việc hằng ngày
Tổng kết, chia sẻ điểm tốt, điểm cần cải thiện sau một chuyến công tác/tiếp xúc khách hàng. Đưa ra feedback/ câu hỏi cho dự án, ý tưởng của một cá nhân. Chia sẻ về những vướng mắc, lỗ hổng kiến thức hay kỹ năng đang ngăn cản nhân sự trong việc hoàn thành công việc, hoặc đơn giản như Hoạt động đọc tin tức hàng ngày.
Quý khách hàng, đối tác có nhu cầu tư vấn kinh doanh, hợp tác đầu tư. Xin vui lòng liên hệ với:
- Tên giao dịch quốc tế: HUNGVIET TECHNOLOGY & INVESTMENT TRADING JOINT STOCK COMPANY.
- Mã số thuế: 0101620786, cấp ngày 21/03/2005.
- ĐKKD: Nhà A14, khu công đoàn Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
- VPGD: Tầng 7 Tòa Nhà Mitec, lô E2 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.