Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 19 đến 25/9/2022. Cụ thể, ngày 19/09 Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã dự Hội nghị thượng đỉnh giáo dục tại New York.
Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn của Bộ GD&ĐT có:
- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn;
- Ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế;
- Ông Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;
- Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc chương trình ngoại ngữ quốc gia,
- Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại;
- Bà Bùi Lan Hương, Phó Trưởng Phòng Quan hệ quốc tế – Cục Hợp tác quốc tế,
- Cùng dự có Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Hội nghị do Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres chủ trì, với sự tham dự của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bên lề hội nghị, ông Nguyễn Kim Sơn có các cuộc gặp gỡ song phương với Bộ trưởng Bộ giáo dục Mỹ; Giám đốc Giáo dục toàn cầu của World Bank; đại diện Tập đoàn Microsoft, tập đoàn Intel, Centiport Group, Web Amazon, Britannica Education, Peace Corp, ĐH New York, Đại học Comlumbia, Đại học Niagara, Đại học Arizona và các tổ chức giáo dục và hiệp hội khác USAID, ETS, American Business Association,…
Trong chuyến công tác lần này của Bộ trưởng và các lãnh đạo cao cấp của Bộ GD&ĐT, đoàn cũng có cuộc gặp mặt, trao đổi và kí thỏa thuận hợp tác với hai đối tác chiến lược của Công ty Tư Vấn Hưng Việt là Nhà cung cấp học liệu số lớn nhất toàn cầu Britannica Education và Đại học danh tiếng Niagara University.
Hợp tác giữa Đại học Niagara và Bộ GD&ĐT trong chuyến thăm và làm việc của ngài Bộ trưởng tại Hoa Kỳ
Là một trong những trường đại học lớn có kinh nghiệm và truyền thống hợp tác lâu năm với Bộ GD&ĐT và chương trình Ngoại ngữ Quốc gia, Đại học Niagara tham dự cuộc họp với bộ trưởng vào hồi 4:00 ngày 20 tháng 9 tại Khách sạn Westin, New Jersey với đại diện là Hiệu trưởng Fr James Mather và Phó hiệu trưởng thầy Duleep Deosthale.
Với mối quan hệ và truyền thống hợp tác bền vững, Đại học Niagara sẽ kí kết thỏa thuận hợp tác với Bộ và chương trình ngoại ngữ quốc gia nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai bên.
Đại học Niagara được công nhận bởi Hiệp hội Giáo dục Đại học, một cơ quan được công nhận bởi Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ và Hội đồng Đại học về kiểm định chất lượng giáo dục. Số lượng sinh viên của ĐH Niagara hiện nay là 3.743, là ĐH lớn nhất trong số các cơ sở giáo dục đại học độc lập ở vùng Buffalo Niagara.
Đại học Niagara đã có nhiều nỗ lực trong việc xúc tiến quan hệ hợp tác với Bộ GD&ĐT Việt Nam, đặc biệt là Chương trình ngoại ngữ quốc gia (NFLP) với dự án đào tạo bồi dưỡng hơn 70 giáo viên tiếng Anh của Việt Nam năm 2017 tại cơ sở của trường.
Trong chuyến công tác lần này của bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Hoa Kỳ, Đại học Niagara và Bộ đã kí kết văn bản thỏa thuận hợp tác giáo dục. Các lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai bên như sau:
- Phát triển các chương trình đào tạo dành cho giáo viên với tiếng Anh là phương tiện chính của, tiếng Anh cho các mục đích cụ thể (chẳng hạn như tiếng Anh cho khách sạn, thể thao, du lịch, và an ninh quốc phòng);
- Phát triển, rà soát và cung cấp các khóa đào tạo giáo viên tiếng Anh tại chức
- Xây dựng thiết kế chương trình, giáo trình giảng dạy tiếng Anh, tài liệu cho dạy tiếng Anh;
- Thúc đẩy chương trình trao đổi sinh viên và giáo viên giữa Đại học Niagara và các trường đại học ở Việt Nam;
- Chuyển giao các nguồn lực mở cho Việt Nam (nếu có thể) và dựa trên các yêu cầu và nếu được cho là chính đáng;
- Phát triển các chương trình hòa nhập ngắn hạn, trại hè tại Niagara Đại học dành cho các nhóm sinh viên hoặc giáo viên tập trung trong các lĩnh vực học thuật đa dạng;
- Cung cấp cơ hội học bổng cho sinh viên tự túc theo học hệ Cử nhân hoặc Thạc sĩ tại Đại học Niagara trong tất cả các ngành học bao gồm Giáo dục, Kinh doanh, và Quản lý Khách sạn, Du lịch và Thể thao.
Thỏa thuận hợp tác giữa Britannica và Bộ GD&ĐT
Về phía Britannica, trong chương trình này cũng có 3 đại diện lãnh đạo cao cấp từ trụ sở chính tại Chicago đến làm việc với bộ trưởng là ông Jorge Cauz – Tổng giám đốc điều hành Britannica Group, Sal De Spirito – Phó Tổng GĐ phụ trách Marketing và phát triển kinh doanh toàn cầu, và Joan Jacobsen – Phó Tổng GĐ phụ trách chiến lược phát triển sản phẩm.
Ngoài chương trình gặp gỡ trao đổi và kí thỏa thuận hợp tác với Bộ trưởng, Britannica cũng tham gia tham luận trong “Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ” diễn ra vào ngày 21 tháng 9 tại trụ sở Viện khảo thí Hoa Kỳ ETS, 660 Rosedale Road, Princeton, New Jersey.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe đại diện Britannica Education giới thiệu và chia sẻ các giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mối quan tâm đến lĩnh vực khảo thí; khoa học về kiểm tra đánh giá; đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó có dạy-học ngoại ngữ và tin học.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc có được nguồn học liệu tốt, đầy đủ cho học sinh là rất quan trọng. Hiện nay, nguồn học liệu cho học sinh Việt Nam đã tương đối tốt so với trước đây; tuy nhiên so với mục tiêu của ngành Giáo dục thì vẫn còn hạn chế.
Đặc biệt ở khu vực miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thư viện trường học còn nghèo nàn, học sinh thiếu nguồn học liệu kể cả ở dạng sách giấy và điện tử. Với thành phố lớn, học liệu liên quan đến trang bị kiến thức, kỹ năng nói chung mà học sinh, sinh viên toàn thế giới cần có vẫn còn hạn chế.
Do đó, ngành Giáo dục có kế hoạch ưu tiên nguồn lực và các chính sách để phát triển hệ thống thư viện trường học, gia tăng các học liệu.
Bộ trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Britannica Education trong việc gia tăng kho học liệu, nhất là các học liệu giúp học sinh học ngoại ngữ, làm quen với công nghệ thông tin và những vấn đề về văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
Cùng với đó, Bộ trưởng cũng đề xuất Britannica Education hỗ trợ trong các phương diện về công cụ, phương tiện, học liệu, kỹ năng, giúp mở rộng, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; bởi đây là công cụ quan trọng để học sinh Việt Nam hội nhập với thế giới trong thời gian ngắn nhất có thể.
Britannica và Bộ sẽ hợp tác để hiểu rõ tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của Bộ về chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục tại Việt Nam. Dưới đây là những lĩnh vực chính mà Britannica sẽ tập trung vào như một phần của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hợp tác này:
- Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để trao quyền cho giáo viên và thu hút học sinh.
- Rà soát các tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng Trường học và hiểu các ưu tiên của Bộ để thực hiện trong 24 tháng tới.
- Làm việc chặt chẽ để tìm hiểu cơ sở hạ tầng hiện có và tầm nhìn của Bộ để hỗ trợ tiếp cận phổ cập.
- Hiểu các ưu tiên của môn học chính như Khoa học, STEM, Học tiếng Anh.
Nhân dịp này, Bộ trưởng đề cập đến 3 “bài toán” mong Britannica Education chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, đó là: Nâng cao khả năng dạy học, thiết kế bài giảng tích hợp cho giáo viên; vấn đề liên quan đến giáo viên dạy song ngữ và giải pháp giúp học sinh dân tộc ít người học tập hiệu quả khi các em vừa học tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông, kèm thêm mong muốn được học cả tiếng Anh…
Với những “bài toán” Bộ trưởng chia sẻ, phía Britannica Education khẳng định đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà còn thường gặp ở nhiều nước trên thế giới. Đại diện tổ chức này khẳng định mình có giải pháp hỗ trợ, cũng như sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành những vấn đề giáo dục khác mà Bộ trưởng đưa ra.
Khi quá trình khám phá hoàn tất, Britannica và Bộ dự định ký kết một thỏa thuận cuối cùng, theo đó Britannica sẽ:
- Làm việc với Bộ để thiết kế một chương trình học tập nhằm nâng cao chương trình giảng dạy và khả năng phát triển dựa trên mục tiêu học tập và nhu cầu nội dung của họ.
- Phát triển một chương trình cung cấp các giải pháp kỹ thuật số của Britannica để hỗ trợ tầm nhìn của Bộ về khả năng tiếp cận phổ cập giáo dục.
- Xây dựng một khung liên kết với các tiêu chuẩn của chương trình giảng dạy.
- Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên nhằm nâng cao các kỹ năng nền tảng cho giáo viên nhằm phát triển một chương trình học tập có tác động và hấp dẫn đối với học sinh.
- Theo quyết định riêng của mình, cung cấp cho Bộ quyền truy cập vào các Sản phẩm và dịch vụ của Britannica cho mục đích của Dự án.