Sự cố máy bay JL516 tại Nhật Bản và tầm quan trọng của Văn hóa An toàn Hàng không

Thảm họa kinh hoàng của ngành hàng không thế giới 2024 xảy ra ngay thềm năm mới – ngày 02/01.

Chiếc máy bay dân dụng Airbus A350 của Japan Airlines (JAL) (số hiệu JL516) bay từ sân bay New Chitose (Sapporo – thủ phủ đảo Hokkaido) đến sân bay Haneda (Tokyo), bất ngờ va chạm với máy bay Tuần duyên Nhật Bản khi hạ cánh, khiến chiếc A350 bốc cháy và phát nổ.

Sự cố máy bay JL516 tại Nhật Bản

Tính đến ngày 04/01/2024, con số thương vong là 05 người chết, 17 người bị thương, đều thuộc lực lượng Tuần duyên. Đáng chú ý, toàn bộ 367 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn của chiếc A350 đều đã sơ tán an toàn chỉ trong 90 s ngắn ngủi.

Tóm tắt thảm họa Airbus A350 số hiệu JL516

Máy bay tai nạn A (JL516 – A359)

Máy bay tai nạn B (Dash-8)

  • Số: JA13XJ
  • Model: Airbus A350-900 (A359)
  • Tuổi máy bay: 2,3 năm
  • Hãng hàng không: Japan Airlines JAL
  • Đường bay: JL516 Sapporo New ChitoseTokyo Haneda
  • Tổng số người: 367 hành khách và 12 phi hành đoàn
  • Dự kiến hạ cánh: 17h35
  • Thời gian hạ cánh/va chạm thực tế: 17h47
  • Tốc độ hạ cánh: 120 hải lý/giờ (222km/h)
  • Đường băng hạ cánh: 34R

Sân bay quốc tế Haneda được biết đến là sân bay bận rộn nhất xử sở Mặt Trời mọc.

Sự cố máy bay JL516 tại Nhật Bản
Đường băng 34R xảy ra tai nạn được đánh mũi tên màu đỏ

Diễn biến chi tiết:

Thời tiết: Hướng gió dao động trong khoảng từ 320° đến 30°, tốc độ 5 hải lý/giờ (2,5m/s). Tầm nhìn vượt quá 10km, ít mây, nhiệt độ 7°C, điểm sương -3°C.

  • 17h44: Máy bay A (JL516) nhận được lệnh hạ cánh.
  • 17h47: JL516 hạ cánh.
  • 17h47:32: Máy bay B gặp sự cố, đây được xác định là thời điểm xảy ra va chạm.

Sau va chạm, JL516 bị mất càng đáp phía trước, trượt dọc mũi, phát ra tia lửa suốt chặng đường, động cơ bên phải va phải vật lạ và bốc cháy, máy bay lao ra khỏi đường băng bên phải.

Khi JL516 dừng lại, cầu trượt được thả ra và toàn bộ hành khách được sơ tán thành công. Sau đó, động cơ bên trái phát nổ, JL516 gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Cảnh tượng cực kỳ kinh hoàng.

Về số phận chiếc Dash-8 Cảnh sát biển thì nghiệt ngã hơn bội phần, nó vỡ vụn ngay tại chỗ và phát nổ dữ dội, chỉ có 1 mình cơ trưởng là toàn mạng trong số 6 người trên máy bay.

Kết luận bước đầu:

Dựa vào bản ghi âm buồng lái, kết luận ban đầu cơ trưởng JL516 đã nhận được sự cho phép hạ cánh rõ ràng từ tháp, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Còn Dash-8 Tuần duyên Nhật Bản chỉ mới được lệnh di chuyển đến điểm chờ gần đường băng, chưa được phép cất cánh, nhưng Dash-8 đã vội tiến vào đường băng, gây ra vụ va chạm.

Đây là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên gây hư hỏng toàn bộ máy bay tiên tiến dòng A350. May mắn toàn bộ 367 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn đã an toàn.

Phân tích việc áp dụng các tiêu chuẩn An toàn hàng không trong vụ việc

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) hàng không yêu cầu trong vòng 5 phút sau khi xảy ra cháy, các bộ phận, đường ống và vận chuyển nhiên liệu vẫn có thể duy trì hoạt động cơ bản, đảm bảo đám cháy không lan rộng.

Trong vòng 10 phút, ngọn lửa sẽ không lan qua các thùng nhiên liệu, đường ống, phụ tùng chứa và vận chuyển dầu, giúp phi công có thời gian xử lí hoặc hạ cánh và thoát ra ngoài.

Nhiều vụ tai nạn cháy nổ trên máy bay có liên quan đến buồng máy, một khi hỏa hoạn bùng phát, động cơ cũ thường mất khả năng hoạt động, thậm chí phát nổ.

Vật liệu vỏ thường làm bằng hợp kim nhôm, với nhiệt độ nóng chảy tối đa chỉ khoảng 600 độ. Trong khi yêu cầu PCCC của FAA (Cục Hàng không Liên bang Mỹ) phải đáp ứng nhiệt độ cao 1093 độ liên tục trong 15 phút, do đó chỉ dòng máy bay hiện đại mới đáp ứng được yêu cầu này.

Theo đoạn video ghi lại khi JL516 hạ cánh, nó dường như bốc cháy hoàn toàn khi lao xuống đường băng, thật khó tin rằng có ai đó rời khỏi máy bay mà không bị thương.

Tuy nhiên, thân máy bay JL516 đã chịu đựng được ngọn lửa tới 18 phút kể từ khi chạm đất (bắt đầu từ 5:47 chiều đến thời điểm người cuối cùng rời khỏi máy bay lúc 6:05). Máy bay lướt khoảng 2/3 dặm xuống đường băng trước khi dừng lại và các đường trượt sơ tán có thể mở ra.

Các kỹ sư tính toán rằng vách ngăn có thể gặp sự cố sau 10.000 chuyến bay. Và JL516 gặp nạn khi thực hiện chuyến bay thứ 12.219.

Có thể nói, các thông số kỹ thuật trên chiếc Airbus A350-900 có tuổi đời 2,3 năm, như tường lửa xung quanh động cơ, máy bơm Ni-tơ trong bình nhiên liệu, vật liệu chống cháy trên ghế và sàn, rất có thể đã ngăn ngọn lửa bùng phát trong khoang cabin, giúp hành khách trên chuyến bay có thêm thời gian để sơ tán.

Khi máy bay bốc cháy, phi hành đoàn chỉ mở 3 trong 8 cửa thoát hiểm, đây là cách xử lý tình huống thường thấy trong diễn tập.

Chiếc JL516 có 4 lối để thoát hiểm ở mỗi bên máy bay, bao gồm cả cửa lên xuống và cửa khẩn cấp, như vậy có tổng số 8 lối thoát hiểm.

Sau khi máy bay dừng lại, động cơ bên phải đang bốc cháy, thân máy bay chưa bốc cháy hoàn toàn. Phi hành đoàn đã có một lựa chọn chính xác, chỉ mở 2 cửa lên máy bay ở phía đầu và 1 cửa lên máy bay ở phía đuôi trái.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần sơ tán an toàn.

Nếu phi hành đoàn mở sai lối thoát hiểm, hành khách có thể bị thương trong quá trình sơ tán, do động cơ bên phải đang bốc cháy và động cơ bên trái sau đó phát nổ. Điều này cho thấy, nhận định của phi hành đoàn JL516 rất chính xác, xử lý bình tĩnh khủng hoảng.

Tất cả những quyết định như vậy, phải được huấn luyện hết sức nghiêm ngặt, cẩn thận, kĩ càng, khi xảy ra sự cố mới tìm ra được phương án giải quyết sáng suốt nhất.

Việc sơ tán thành công toàn bộ 367 hành khách, là do khả năng kiểm soát cabin của phi hành đoàn, trật tự được thiết lập trong suốt 18 phút khi máy bay bốc cháy.

Phải nói thêm rằng, ý thức của các hành khách rất cao, ngay cả khi ngọn lửa bùng phát dữ dội và khói tràn vào cabin, không hề có tình trạng giẫm đạp hay hoảng loạn được ghi nhận. Tất cả hành khách vẫn bình tĩnh, nghe và làm theo sự chỉ dẫn của tiếp viên.

Đây là một yếu tố quan trọng không nhỏ để sơ tán thành công.

Băng ghi âm và các video của hành khách cho thấy, quá trình sơ tán diễn ra rất trật tự, hành khách đã làm theo hướng dẫn. Họ chấp nhận không mang theo hành lí, giúp đỡ lẫn nhau và sơ tán một cách có trật tự.

Ngay khi cầu trượt mở ra, chỉ mất đúng 90 giây để 367 hành khách thoát khỏi máy bay một cách an toàn, đó là một kỉ lục sơ tán khẩn cấp.

Quy tắc “90 giây vàng” có được áp dụng?

Nhiều phương tiện truyền thông đăng tin với tiêu đề “máy bay JL516 có thời gian sơ tán vàng là 90 giây”, điều này hoàn toàn không đúng.

Có hai lí do dẫn đến sự hiểu lầm trên:

  • Thứ nhất: 90 giây chỉ là yêu cầu bắt buộc về mặt kĩ thuật khi thiết kế máy bay, làm sao hành khách trong máy bay phải sơ tán khẩn cấp thì thời gian hoành thành sơ tán là 90 giây.

Như vậy, nhà sản xuất phải thiết kế ghế ngồi, lối đi, bố trí lối thoát hiểm, cầu trượt khẩn cấp, hoạt động của hãng hàng không,… trong quá trình chứng nhận đủ điều kiện bay.

Nó không liên quan đến tình hình cháy nổ có trở nên tồi tệ hơn trong vòng 90 giây hay không. Cụ thể hơn, yêu cầu 90 giây được sử dụng để giới hạn số lượng ghế trên máy bay, hình dạng, kích thước và số lượng lối thoát hiểm, mẫu cầu trượt khẩn cấp, thời gian mở các lối thoát hiểm và cầu trượt khẩn cấp (trong vòng 15 giây).

Vị trí của ghế đến lối thoát hiểm, cách bố trí ghế và lối thoát hiểm, khả năng hỗ trợ vận hành của hãng và các yêu cầu khai thác, cũng được tính toán đến; sao cho việc sơ tán hoàn thành chỉ trong 90 giây.

  • Thứ hai: Quy tắc 90 giây xuất phát từ các giả thuyết liên quan đến vụ cháy khách sạn Shin-Ōsaka năm 1982 ở Osaka. Vào thời điểm đó, người ta đồn rằng trong hỏa hoạn, cabin có thể trở nên cực kì nóng sau chỉ 90 giây. Vì vậy bạn phải trốn thoát trước thời điểm đó.

Giả thuyết này không có cơ sở. Khi cần sơ tán khẩn cấp, phải tổ chức sớm nhất và nhanh nhất có thể.

JL516 là vụ tai nạn xâm nhập đường bay điển hình

Tai nạn xâm nhập đường băng xảy ra khi hai chiếc máy bay va chạm nhau trên mặt đất. Những tai nạn như vậy có thể rất nghiêm trọng, hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào tốc độ tương đối giữa các máy bay.

Nhìn chung, hầu hết các tai nạn hàng không dân dụng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, thường là dạng xâm nhập đường băng. Bởi khi máy bay cất và hạ cánh, tốc độ lên tới hàng trăm km/h, tai nạn sẽ rất nghiêm trọng.

Sự cố máy bay JL516 tại Nhật Bản
Chiếc Airbus A350-900 số hiệu JL516 gần như bị thiêu rụi hoàn toàn

Điều gì làm nên kỳ tích giải thoát 379 nhân mạng?

Xứ sở Phù Tang đã làm nên kỳ tích mà cả thế giới phải nghiêng mình nể phục, khi tất cả hành khách và phi hành đoàn đều thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc.

Khi những ngọn lửa hừng hực cháy bên ngoài các cửa sổ, trật tự vẫn được duy trì trong khoang hành khách. Các tiếp viên đã sơ tán tất cả 367 hành khách qua 3 trong 8 cửa thoát hiểm, mọi người không có thương tích nghiêm trọng nào.

Mọi hành lý đều được bỏ lại, hành khách chỉ mang theo smartphone, qua đó ghi lại những thước phim đáng sợ cho cả thế giới.

Trong các yếu tố đã tạo nên phép màu tại sân bay Haneda, phải kể đến:

  1. Cơ trưởng kinh nghiệm với 12.000 giờ bay, đội bay 12 người được đào tạo tốt và chuyên nghiệp;
  2. Thiết kế và vật liệu máy bay tiên tiến;
  3. Không có sự hoảng loạn trên máy bay trong quá trình sơ tán khẩn cấp.

Điều số 3 có lẽ quan trọng hơn cả. Ta biết rằng trong trường hợp nguy cấp con người thường sợ hãi và hành động theo bản năng sinh tồn, chứ không theo các quy định.

Nếu điều này xảy ra, sẽ có rất nhiều thương vong do người chết giẫm đạp nhau chạy trốn. Thảm cảnh Itaewon 2022 là 1 ví dụ không thể nổi bật hơn. Chuyến bay JA516 chỉ có 03 cửa thoát hiểm cực hẹp được mở cho 367 hành khách.

Nếu có giẫm đạp, số người sống sót chắc chắn rất ít.

Dư luận thường ca ngợi người Nhật có tính kỷ luật cao. Nhưng trong số hành khách vẫn có không nhỏ là người nước ngoài.

Theo các nhà tâm lý học, cảm xúc có thể lây lan và hành vi có hiện tượng bắt chước. Khi nhiều người đi đầu bình tĩnh và tuân thủ quy tắc thì tự động các cá nhân khác cũng lây lan cảm xúc này mà được trấn an, và bắt chước.

Nắm bắt hành vi này, phi hành đoàn cũng thể hiện được sự bình tĩnh, giúp các hành khách ngồi yên trên ghế của mình chờ đến lượt ra ngoài, mặc dù lửa đang bốc cháy ngùn ngụt bên ngoài. Việc cháy lan vào khoang và khói xộc vào có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Phát ngôn viên hãng Airbus bình luận: “Hành động giúp hành khách thoát hiểm của phi hành đoàn Japan Airlines mẫu mực như trong sách giáo khoa”.

Tính kỷ luật của người Nhật

Xã hội Mỹ và phương Tây đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân với biểu tượng con đại bàng. Đại bàng là loài sống đơn đọc và không bay theo đàn.

Trong khi đó, trái ngược hoàn toàn, xã hội Nhật đề cao chủ nghĩa tập thể. Điều đó có thể được hình thành do điều kiện tự nhiên tại đảo quốc này vốn khắc nghiệt với động đất, núi lửa, sóng thần liên miên. Người Nhật buộc phải nương tựa nhau để tồn tại và từ đó hình thành văn hóa “Sống vì tập thể”.

Quyền lợi của tập thể được đặt lên trên quyền lợi của cá nhân. Những giá trị cốt lõi của họ có thể kế đến:

  1. Gi: Trách nhiệm và lòng trung thành (với gia đình hoặc tổ chức), phản ánh sự ưu tiên nhóm hơn lợi ích cá nhân. Điều này được thể hiện rõ qua tinh thần samurai, và còn thể hiện qua sự nghiêm túc trong công việc và lòng trung thành với công ty.
  2. Shūdan shugi: Biểu hiện rõ ràng nhất của chủ nghĩa tập thể, cá nhân thường được khuyến khích hoặc mong đợi đặt lợi ích của nhóm lên trên.
  3. Wa: Sự hài hòa trong mọi mặt của cuộc sống. Người Nhật thường cố gắng tránh xung đột và duy trì sự hòa thuận giữa quan hệ cá nhân và cộng đồng.
  4. Jisei: Tự kiểm soát và khiêm tốn được coi trọng. Người Nhật thường không phô trương cá nhân và cố gắng kiểm soát cảm xúc để không làm phiền người khác.
  5. Kei: Tôn trọng người khác, đặc biệt là người lớn tuổi và người có vị trí cao hơn. Điều này thể hiện qua cách xưng hô, ngôn ngữ cơ thể, hành vi hàng ngày.

Trẻ em Nhật Bản được gia đình chúng giáo dục từ bé về các quy tắc trên, dẫn đến suy nghĩ và hành động mang tính tự động hóa và trở thành một phản xạ có điều kiện khi trưởng thành.

Chương trình đào tạo “Hệ thống Quản lý an toàn & Yếu tố con người” của Hưng Việt Consulting

Trong 02 ngày từ 03 – 04/01/2024, Hưng Việt Consulting đã tổ chức Chương trình đào tạo “Hệ thống quản lý an toàn và yếu tố con người (Human Factors) theo Doc 9859 ICAO” với 40 học viên đến từ các chi nhánh của Cty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Skypec (thành viên của TCT Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines).

Nội dung chương trình tập trung vào đẩy mạnh Văn hóa An toàn trong quản lý vận hành doanh nghiệp. Trong đó sự cố máy bay JL516 trở thành 1 “case study” điển hình và thời sự, được các chuyên gia và học viên sôi nổi phân tích, bình luận.

Chúng ta không nên trông chờ hoàn toàn vào may mắn. Kỳ tích có thể xuất hiện nếu tổ chức và bản thân bạn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn từ việc xây dựng Văn hóa An toàn hàng ngày.

Các chuyên gia khẳng định trong những phút giây ngàn cân treo sợi tóc, điều kiện tiên quyết để tạo nên một cuộc thoát hiểm thần kỳ trong một sự cố hàng không là:

  1. Giữ bình tĩnh nhất có thể.
  2. Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của phi hành đoàn.
  3. Không cố gắng mang theo hành lý khi thoát hiểm. Mạng sống là điều quan trọng nhất.
  4. Đợi ở cuối cầu trượt giúp những người thoát hiểm sau bạn.
  5. Không dừng lại chụp ảnh, quay phim quá gần chiếc máy bay gặp nạn. Nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
  6. Chạy ra xa và tiếp tục làm theo hướng dẫn của phi hành đoàn.

Là đối tác lâu năm của Vietnam Airlines trong việc giới thiệu, đào tạo, triển khai, hướng dẫn công tác An toàn – An ninh, Hưng Việt Consulting đã tư vấn để Vietnam Airlines luôn coi “An toàn là ưu tiên hàng đầu”.

Chương trình đào tạo của Hưng Việt Consulting về JL516
Những hình ảnh về chương trình đào tạo của Hưng Việt tại Skypec

Chương trình đào tạo của Hưng Việt Consulting về JL516

Bên cạnh việc mang đến trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp cho khách hàng, TCT Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines và các công ty thành viên luôn chú trọng triển khai “Văn hoá An toàn” đến từng nhân viên từ năm 2017.

Đồng thời liên tục duy trì, đổi mới, quyết tâm biến công tác an toàn trở thành “Văn hoá cốt lõi”, bởi tính đặc thù của giao thông đường không cần độ chính xác cao và an toàn tới mức tuyệt đối.

Dự kiến Vietnam Airlines sẽ có hội thảo với TCT Quản lý bay Việt Nam – VATM về sự cố máy bay JL516 nhằm tăng cường công tác phối hợp quản lý bay và điều hành mặt đất, không lưu.

Đại diện Hưng Việt Consulting cũng sẽ có những chia sẻ về công tác an toàn tại đây.

Quý khách hàng, đối tác có nhu cầu tư vấn kinh doanh, hợp tác đầu tư. Xin vui lòng liên hệ với:

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ & CÔNG NGHỆ HƯNG VIỆT • HUNGVIET CONSULTING

  • Tên giao dịch quốc tế: HUNGVIET TECHNOLOGY & INVESTMENT TRADING JOINT STOCK COMPANY.
  • Mã số thuế: 0101620786, cấp ngày 21/03/2005.
  • ĐKKD: Nhà A14, khu công đoàn Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • VPGD: Tầng 7 Tòa Nhà Mitec, lô E2 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Kết nối với HUNGVIET ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

024 3943 4611