RPL và nhu cầu cấp chứng chỉ nghề cho người lao động tại các KCN Việt Nam

RPL là một phương pháp đánh giá được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia trong Khối Anglo-Saxon. Phương pháp này xác nhận kết quả và quá trình học tập mà Ứng viên đã có trước thời điểm đánh giá.

RPL và nhu cầu cấp chứng chỉ nghề

Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì RPL (Recognition of Prior Learning) là: “Quá trình được sử dụng để xác định, đánh giá và chứng nhận các kiến thức, kỹ năng và năng lực của một người nào đó; bất kể việc học tập của họ diễn ra dưới hình thức nào, vào thời điểm nào và ở đâu; trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn đã được quy định trong một phần hoặc toàn bộ chứng chỉ/bằng cấp nhất định“.

RPL là một phương pháp đánh giá được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia trong Khối Anglo-Saxon.

Phương pháp này xác nhận kết quả và quá trình học tập mà Ứng viên đã có trước thời điểm đánh giá, qua đó công nhận các tiêu chuẩn nhất định trong bộ chứng chỉ/bằng cấp kỹ năng nghề mà cơ sở giáo dục-đào tạo đang thực hiện đánh giá.

Trong quá trình RPL, cán bộ thực hiện đánh giá cần kiểm tra chéo các công việc liên quan mà Ứng viên đã làm trước đó theo các tiêu chuẩn của ngành nghề đặt ra. Sử dụng phương pháp này có thể giúp rút ngắn thời gian mà Ứng viên phải bỏ ra để hoàn thành khóa học; trong một số trường hợp đặc biệt khoảng thời gian được rút ngắn là rất đáng kể.

Về cơ bản, RPL là việc người lao động / người học có thể chứng minh rằng mình đã đáp ứng một số yêu cầu của khóa học nhất định thông qua kiến thức hoặc kỹ năng mà họ đã có từ trước.

Điều này có nghĩa là họ không cần phải xây dựng lại kiến thức hoặc kỹ năng này để được cấp chứng chỉ.

Hiện nay ở Việt Nam, do thực trạng tăng trưởng nóng của khu vực FDI, nhiều lao động tại các khu công nghiệp được tuyển dụng khi chưa hề trải qua khóa đào tạo nghề nào hoặc chỉ là lao động bán chuyên và không có bằng cấp/chứng chỉ nghề chính thức. Họ được đào tạo nhanh bởi chính doanh nghiệp tuyển dụng và vào làm việc ngay.

Thông thường họ sẽ bị doanh nghiệp thải loại hoặc tự nghỉ sau khoảng 5-10 năm làm việc vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu vì sức khỏe không đảm bảo và/hoặc không có bằng cấp/chứng chỉ để tiếp tục làm việc tại vị trí cũ và không có cơ hội được thuyên chuyển lên vị trí cao hơn.

RPL và nhu cầu cấp chứng chỉ nghề
Quy trình triển khai RPL

Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với lao động nữ. Một nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) gần đây cho thấy có tới 80% phụ nữ ở trên 35 tuổi trong các khu công nghiệp đang bị đào thải hoặc tự bỏ việc.

Sau khoảng hơn 10 năm làm việc, nhiều người bị cho nghỉ việc với lý do cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt. Một trong những nguyên nhân thực sự đằng sau là do họ thiếu bằng cấp/chứng chỉ nghề RPL chính thức.

Để những lao động này giữ được công việc ổn định, họ cần một tổ chức chứng nhận các kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà họ đã có qua quá trình làm việc và cấp chứng chỉ/bằng cấp tương ứng cho họ.

Hưng Việt hiện đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tiềm năng giữa các doanh nghiệp trong nhiều khu công nghiệp và các cơ sở đào tạo kỹ thuật trong và ngoài nước để triển khai quy trình RPL, qua đó giúp người lao động được đánh giá và chứng nhận các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực của mình và cấp chứng chỉ để tiếp tục làm việc trong ngành nghề tương ứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

024 3943 4611